Sextop

Matt Gaetz, hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa đại diện bang Florida, suốt nhiều tuần qua đã đe dọa khởi động cheems

【cheems】Sự thỏa hiệp khiến Chủ tịch Hạ viện Mỹ có nguy cơ mất ghế

Matt Gaetz,ựthỏahiệpkhiếnChủtịchHạviệnMỹcónguycơmấtghếcheems hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa đại diện bang Florida, suốt nhiều tuần qua đã đe dọa khởi động quy trình loại ông Kevin McCarthy khỏi ghế Chủ tịch Hạ viện.

Một ngày sau khi ông McCarthy đạt đồng thuận với phe Dân chủ để duyệt nghị quyết duy trì ngân sách cho chính phủ hoạt động thêm tối thiểu 45 ngày, Gaetz lặp lại những lời công kích.

Ngày 1/10, Gaetz nhận định đảng Cộng hòa cần "lãnh đạo mới đáng tin cậy" hơn và tuyên bố sẽ gửi đề nghị bãi nhiệm ông McCarthy. Gaetz, nghị sĩ thuộc nhóm thiểu số cực hữu trong đảng Cộng hòa, có thể đưa ra lời đe dọa táo bạo như vậy là vì những thỏa hiệp vào đầu năm nay của chính Kevin McCarthy để đắc cử Chủ tịch Hạ viện.

Nghị sĩ Cộng hòa Matt Gaetz (trái) tranh luận với ông Kevin McCarthy trước vòng biểu quyết bầu Chủ tịch Hạ viện vào ngày 6/1 ở thủ đô Washington của Mỹ. Ảnh: Reuters

Nghị sĩ Cộng hòa Matt Gaetz (trái) tranh luận với ông Kevin McCarthy trước vòng biểu quyết bầu Chủ tịch Hạ viện vào ngày 6/1 ở thủ đô Washington của Mỹ. Ảnh: Reuters

Sau khi giành chiến thắng ở bầu cử giữa kỳ tháng 11/2022, đảng Cộng hòa trở thành phe đa số ở Hạ viện với 222 ghế, nhiều hơn đảng Dân chủ 9 ghế. Ông McCarthy ngày 7/1 gom đủ số phiếu cần thiết ở vòng biểu quyết thứ 15 sau nhiều ngày bế tắc, khi chấp nhận nhượng bộ nhiều yêu cầu từ phe nổi loạn trong đảng, trong đó điều chỉnh tiêu chuẩn để các nghị sĩ trình đề xuất bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện.

Theo tiêu chuẩn được thông qua vào năm 2019, đề xuất bãi nhiệm trước hết phải được biểu quyết trong nội bộ đảng. Sau khi được đa số thành viên đảng ủng hộ, nó mới được đem ra bỏ phiếu ở phiên họp toàn thể của Hạ viện.

Tuy nhiên, theo thỏa hiệp vào đầu năm nay, ông McCarthy cùng các đồng minh đã nới lỏng ràng buộc. Quy định mới cho phép mọi nghị sĩ, dù thuộc đảng Cộng hòa hay Dân chủ, trình nghị quyết "tuyên bố văn phòng Chủ tịch Hạ viện vô chủ" mà không cần thêm sự ủng hộ từ ai khác.

Sau khi đề xuất được đưa ra, một hạ nghị sĩ cần chính thức đặt vấn đề trong phiên họp toàn thể và yêu cầu bỏ phiếu. Trong thời hạn hai ngày hành chính, Hạ viện phải quyết định chấp thuận hay phản đối đề xuất bãi nhiệm.

Thực tế, vẫn có thể chặn đề xuất bãi nhiệm bằng cách ngăn nó được đem ra bỏ phiếu trong phiên toàn thể. Một nghị sĩ có thể nộp kiến nghị yêu cầu đình chỉ xem xét đề xuất hoặc yêu cầu chuyển nó cho ủy ban chuyên trách cân nhắc.

Trong trường hợp những nỗ lực chặn này không thành công, đề xuất bãi nhiệm sẽ được thông qua nếu đạt số phiếu quá bán, tức 218 phiếu thuận trên tổng số 435 hạ nghị sĩ. Hạ viện Mỹ chưa từng thông qua đề xuất bãi nhiệm, dù quy trình này đã được kích hoạt hai lần vào năm 1910 và năm 2015, đều là đấu đá nội bộ đảng Cộng hòa.

Nếu ông McCarthy bị bãi nhiệm, Hạ viện phải lập tức khởi động bầu lại chủ tịch, song quy trình triển khai và lựa chọn ứng viên vẫn còn mơ hồ do đây là sự kiện chưa từng có tiền lệ. Các ủy ban trực thuộc vẫn hoạt động bình thường do cơ cấu nhân sự không chịu tác động, nhưng các phiên họp và biểu quyết toàn thể Hạ viện đều phải tạm hoãn đến khi bầu ra chủ tịch mới.

Để đảm bảo cơ quan lập pháp được vận hành liên tục, Hạ viện Mỹ sẽ có chủ tịch tạm quyền, dựa vào danh sách những người kế nhiệm trong trường hợp khẩn cấp do ông McCarthy soạn sẵn khi nhậm chức vào tháng 1.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy trả lời truyền thông tại thủ đô Washington ngày 30/9. Ảnh: AFP

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy trả lời truyền thông tại thủ đô Washington ngày 30/9. Ảnh: AFP

Kevin McCarthy trong những ngày qua bày tỏ ông không ngại thách thức từ Gaetz cùng những nghị sĩ cực hữu, tự tin rằng mình vẫn nắm đủ ủng hộ từ hầu hết nghị sĩ Cộng hòa. "Họ muốn gì thì cứ làm thật đi. Hãy giải quyết cho xong và bắt đầu lãnh đạo thật sự", ông trả lời CBS vào ngày 1/10.

Tuy nhiên, vị thế của ông không hoàn toàn an toàn. Đảng Cộng hòa đang là phe đa số nhưng chỉ với 221 ghế, nhiều hơn mức an toàn 4 phiếu. Trong trường hợp Gaetz lôi kéo thêm được nghị sĩ trong đảng Cộng hòa ủng hộ đề xuất bãi nhiệm, số phận chính trị của ông McCarthy có thể bị định đoạt bởi đảng đối thủ.

Phe Dân chủ có 212 nghị sĩ ở Hạ viện và đã thể hiện mức đoàn kết rất cao trong 9 tháng qua ở các vấn đề đối đầu lưỡng đảng. Điển hình là đợt bầu chủ tịch Hạ viện vào tháng 1, khi lãnh đạo Dân chủ Hakeem Jeffries luôn nhận mức ủng hộ tuyệt đối từ đảng mình với 212 phiếu thuận.

Trong trường hợp đảng Dân chủ muốn một lần nữa thử sức giành ghế Chủ tịch Hạ viện Mỹ, họ có đủ khả năng tập hợp toàn bộ 212 phiếu bầu để hỗ trợ phe chống McCarthy đạt số phiếu quá bán và thông qua nghị quyết bãi nhiệm.

Ở chiều ngược lại, phe ông McCarthy cũng có thể tìm cách thỏa hiệp với người đồng nghiệp Hakeem Jeffries và phe Dân chủ để gom đủ số phiếu có lợi cho mình trong các buổi biểu quyết.

Trước cuộc đấu đá nội bộ của đảng Cộng hòa, phe Dân chủ đến nay chưa thể hiện rõ ý định can thiệp hay đứng ngoài cuộc hoàn toàn. Hai trợ lý cấp cao trong đảng Dân chủ tiết lộ với NPR rằng các nhóm trong đảng đã bắt đầu thảo luận không chính thức về hướng hành động nhưng chưa đạt được lập trường chung.

Một số nghị sĩ Dân chủ không muốn tạo ấn tượng "đổ thêm dầu vào lửa". Mặt khác, nhiều người cũng không mặn mà với ý tưởng "giải cứu" Kevin McCarthy, không chỉ do khác biệt đảng phái. Họ cảm thấy ông McCarthty đẩy Hạ viện vào hỗn loạn vì từ đầu đã nhượng bộ và trao quyền quá nhiều cho phe cực hữu.

Ngoài những thỏa hiệp vào tháng 1, ông McCarthy gây thất vọng khi tránh lên án sự kiện người ủng hộ cựu tổng thống Donald Trump tấn công tòa nhà quốc hội Mỹ vào đầu năm 2021, hay quyết định "bật đèn xanh" điều tra luận tội Tổng thống Joe Biden.

Ông Biden đã tránh bình luận trực tiếp liệu ông McCarthy có nên đối đầu phe cực hữu trong đảng Cộng hòa hay không. Thay vào đó, Tổng thống nhận định rằng những bế tắc trong đàm phán vừa qua với phe cực hữu "là trải nghiệm để Chủ tịch Hạ viện tỉnh ngộ".

Thanh Danh(Theo NPR, Guardian, Reuters, CBS)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap